ĐÁ BÁN QUÝ LÀ GÌ VÀ TỔNG HỢP CÁC KIẾN THỨC CĂN BẢN NHẤT VỀ ĐÁ BÁN QUÝ

Đá bán quý có một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với những người yêu thích cái đẹp, đây là biểu tượng của sự giàu có, quyền lực và đỉnh cao của sự hoàn hảo. Để đánh giá và nhận biết được đá bán quý là điều khá phức tạp yêu cầu về kiến thức và đòi hỏi trực quan nhạy cảm tinh tế. Vì lẽ đó chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản để khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về đá bán quý và cách nhận biết vật phẩm có giá trị này.

Đá bán quý là gì?

Đá bán quý là khoáng chất có thể được gia công sử dụng trong quá trình làm đồ trang sức hoặc trưng bày, sưu tập và chế tác thành những vật phẩm có giá trị.

Để có thể được coi là một loại đá bán quý, khoáng vật phải đủ đẹp, hiếm, có độ bền cao chịu được quá trình chế tác và lưu giữ được trong thời gian dài, có thể được truyền từ đời này đến đời khác.

Trong tự nhiên có khoảng hơn ba nghìn loại khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng hơn một trăm loại được đánh giá và xếp hạng là đá bán quý. Từ đó có thể thấy được sự khắt khe trong việc xếp hạng và phân loại đá bán quý.

Tiêu chuẩn đánh giá đá bán quý

Để một loại vật chất là đá bán quý, chúng cần chúng thỏa mãn các điều kiện về vẻ đẹp, độ hiếm và độ bền mà chúng sở hữu.

Vẻ đẹp, sự hấp dẫn

Vẻ đẹp và sự hấp dẫn của đá bán quý phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính quang học (Optical Attraction), nhờ tính chất quang học hấp dẫn, những viên đá có thể được xếp hạng và định mức giá trị của mình.

Đá bán quý thường sở hữu màu sắc đẹp và khả năng lấp lánh phản ánh qua sự khúc xạ khi ánh sáng đi qua. Chúng ta có thể xem xét các yếu tố nhỏ hơn liên quan tới vẻ đẹp như sau:

Màu sắc (Color)

Một trong những đặc tính quan trọng nhất của đá bán quý là màu sắc. Các loại đá có màu sắc hấp dẫn là yếu tố giúp chúng trở nên có giá trị hơn so với các loại đá khác.

Sự phản xạ (Reflection)

Sự phản xạ là một trong những yếu tố quyết định sự lấp lánh của đá bán quý. Hầu hết tất cả các loại đá bán quý sẽ phản chiếu lại khi có ánh sáng tác động đến bề mặt của chúng. Do vậy những viên đá bán quý được đánh bóng tỉ mỉ là những viên đá vô cùng có giá trị nhờ có độ phẳng và có bề mặt phản xạ tốt.

Tính khúc xạ (Refraction)

Tất cả các vật liệu đều có sự thay đổi đường đi của ánh sáng hay còn gọi là tính khúc xạ ánh sáng. Hiện nay, các chuyên da dùng khái niệm chiết suất hoặc RI để đo chỉ số khúc xạ của đá bán quý.

Giác mài (Facets)

Số lượng vị trí giác mài là một yếu tố không thể bỏ qua khi đánh giá đá bán quý. Chính những đặc điểm này làm cho viên đá trở nên lấp lánh hơn và giúp món nữ trang sở hữu vẻ đẹp riêng biệt.

Kích cỡ (Size)

Một viên đá bán quý lớn sẽ giúp chúng ta dễ dàng chiêm ngưỡng hơn vẻ đẹp của nó. Bởi vậy kích cỡ của viên đá cũng là một phần thu hút được nhiều sự quan tâm của giới sưu tầm đồ trang sức.

Hình dáng (Shape)

Bên cạnh kích cỡ, hình dáng là điểm tạo nên vẻ hấp dẫn và nét cuốn hút của đá bán quý so với các loại đá khác. Nắm được đặc trưng trong kết cấu của đá bán quý, người chế tác và thợ thủ công hoàn toàn có thể làm tăng giá trị của sản phẩm thông qua thao tác mài dũa và đánh bóng phù hợp. Ví dụ với Ngọc lục bảo (Emeral) nếu được chế tác hình thuôn dài hoặc hình bát giác sẽ phát huy tối đa vẻ đẹo của loại đá bán quý này.

Độ bền và độ cứng

Độ bền (Durability)

Ngoài vẻ đẹp bên ngoài, viên đá được coi là quý khi nó có độ bền phù hợp. Độ bền để phân loại đá bán quý rất khác nhau phụ thuộc vào kết cấu và thành phần khoáng chất mà chúng có.

Độ cứng (Hardness)

Độ cứng của đá bán quý rất quan trọng. Yếu tố này giúp viên đá có khả năng chống mài mòn, củng cố độ bền và làm tăng tuổi thọ của vật phẩm sau quá trình chế tác và gia công. Hiện nay, các chuyên gia sử dụng thang đo Mohs để đo và phân loại độ cứng của đá bán quý.

Tính hiếm (Rarity)

Dựa trên quy luật cung cầu thì những vật hiếm thường có giá trị cao, đặc biệt đối với đá bán quý. Và ngược lại, những loại đá bán quý quá thông dụng và dễ dàng được tìm thấy thì nó sẽ bị giảm giá trị một cách đáng kể dù tính thẩm mỹ vẫn được đảm bảo.

Chẳng hạn như Amethysts (Thạch anh tím) thường được đánh giá thấp bởi vì nó quá phổ biến tại Brasil mặc dù màu sắc của nó rất hấp dẫn và nó sở hữu những tính chất đạt chuẩn của đá bán quý.

Đặc biệt, dù không đạt tính thẩm mỹ nhưng chỉ cần hiếm thì những viên đá bán quý “nghìn năm có một” cũng là đối tượng được những nhà sưu tầm nữ trang săn lùng và trả giá cao.

Các loại đá bán quý phổ biến

Phổ biến nhất và thông dụng nhất trên thị trường hiện nay là các loại đá bán quý cụ thể như: Aquamarine, Citrin,. Fluorite, Garnet, Peridot, Thạch anh, Topaz. Ngay sau đây Kinggems.vn sẽ lý giải vì sao những loại đá bán quý trên được yêu thích và được đánh giá cao như vậy.

Aquamarine

Với độ cứng đạt 7,5 trên thang Mohs, Aquamarine là đá bán quý bền vững, thích hợp để sử dụng hàng ngày mà không lo trầy xước hoặc hư hại. Đặc biệt, đá Aquamarine có độ trong suốt và độ tinh khiết tuyệt vời. Do đó cường độ của màu sắc và độ trong suốt của đá là những tiêu chí quan trọng khi đánh giá giá trị của một viên Aquamarine.

Nằm trong nhóm Beryl có màu sắc xanh lá cây hoặc xanh lam đậm, đá Aquamarine là khoáng vật nổi bật có sự lấp lánh của pha lê và có thể thay đổi màu sắc khi được xử lý ở nhiệt độ cao.

Nổi bật với màu vàng đặc trưng, đá bán Citrin tự nhiên được đánh giá cao và trở thành biểu tượng của mặt trời và sự thịnh vượng.

Tinh thể Citrin thạch anh vàng nổi bật gồm màu vàng, nâu vàng, vàng cam, màu nâu sẫm và màu nâu đỏ. Chúng là một trong những tinh thể thạch anh được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới.

Fluorite

Một trong những sản phẩm đá bán quý được nhiều khách hàng yêu thích nhất tại kinggems.vn phải để đến đá Fluorite. Có thể khẳng định, đá bán quý Fluorite là một món quà sáng tạo phi thường của thiên nhiên luôn đẹp, sáng và trong suốt bền bỉ theo thời gian.

Mặt dây chuyền Flourite với vẻ đẹp đơn sơ huyền bí

Garnet

Trong lịch sử trang sức đá quý, đá garnet là một trong những loại đá bán quý có giá trị lâu đời nhất. Minh chứng là các nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều đồ trang sức được làm từ đá Garnet có niên đại lên đến 5000 năm ở Ai Cập cổ đại.

Đá Garnet có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, cam, tím,… nhưng loại phổ biến và được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay là màu đỏ lựu. Chính vì thế mà loại đá này còn có tên gọi khác là “Ngọc hồng lựu”.

Peridot

Với màu sắc lục phớt vàng đặc trưng hay còn gọi là màu oliu, Peridot đây là một loại đá bán quý hết sức đặc biệt được tìm thấy trong miện núi lửa và thiên thạch. Người La Mã gọi đá Peridot là “Emerald hoàng hôn” vì khả năng phát sáng vào ban đêm và trở thành bùa hộ mệnh trừ xui mang lại may mắn cho người sở hữu nó.

Thạch anh

Đá Thạch Anh hay Thủy ngọc là một trong những loại đá bán quý nằm sâu trong lòng đất hấp dẫn bất kỳ ai nhìn thấy vẻ đẹp của nó. Do có cấu tạo đặc biệt và màu sắc phong phú, đá Thạch Anh thu hút năng lượng cực mạnh mang đến sự may mắn trong công việc và cuộc sống. Hiện nay Thạch Anh ở thành món đồ trang sức không thể thiếu trong bộ sưu tập của những doanh nhân thành đạt hàng đầu thế giới.

Topaz

Ngọt ngào như mật ong, nồng nàn tinh dầu vỏ cam, dịu dàng như sắc hồng của hoa anh thảo, là những từ ngữ mà giới sành đá bán quý miêu tả về màu sắc của Topaz. Đá Topaz nổi bật với đặc tính Pleochroic, nghĩa là dưới các góc độ ánh sáng khác nhau đá Topaz có khả năng chuyển màu vô cùng bắt mắt và hấp dẫn.

Ngoài các nhóm đá bán quý trên thì còn có một số loại khác khá phổ biến như Canxedon, Opal…

Ứng dụng của đá bán quý

Thu hút năng lượng tích cực

Đá bán quý là những viên đá tuyệt vời được sử dụng trong trị liệu và giải tỏa căng thẳng nhờ khả năng thu hút nguồn năng lượng tích cực từ tự nhiên. Đặc biệt đối với những người cảm thấy bế tắc hoặc gặp vấn đề về sự nghiệp, tình cảm, sức khỏe có thể nhờ cậy đến sức mạnh của đá bán quý để thay đổi tình hình và giải quyết những vấn đề nan giải trong cuộc sống.

Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ

Sở hữu màu sắc phong phú đa dạng như hồng, vàng ánh kim, xanh lá cây, xanh lục bảo, tím…, đá bán quý khi đã qua chế tác sẽ trở nên khá tinh tế đem đến cho người sở hữu sự mãn nhãn về mặt thị giác đáp ứng yếu tố thẩm mỹ và làm đẹp trong những dịp quan trọng.